Hầu hết ba mẹ đều có thể gặp tình huống dở khóc dở cười đến mức bị mất ngủ nghiêm trọng khi ... có một bé sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ. Nhưng đừng lo lắng, 7 mẹo giúp bé nhà bạn ngoan ngoãn sâu giấc dưới đây chắc chắn sẽ giúp được bạn!
Có thể thấy được, nhắm mắt đủ giấc mỗi đêm không chỉ là mối quan tâm duy nhất của các bậc cha mẹ. Khi trẻ sơ sinh không ngủ đủ, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả cơ thể và tâm trí của trẻ. Tiến sĩ Lisa Meltzer, chuyên gia về giấc ngủ và phó giáo sư nhi khoa tại National Jewish Health ở Denver, cho biết: “Giấc ngủ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh phát triển của trẻ, từ tăng trưởng thể chất đến phát triển cảm xúc. tăng cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu tốt hơn. Giấc ngủ cũng giúp não bộ của trẻ sơ sinh xử lý và tổ chức lại thông tin học được trong ngày, phát triển các kỹ năng xã hội mạnh mẽ hơn và tương tác giữa mẹ - con tốt hơn" Việc tạo ra một lịch trình buổi tối đều đặn thông qua 7 bước sau đây sẽ giúp bé sơ sinh nhà bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn:
Mỗi người đều có một chiếc đồng hồ bên trong, còn được gọi là nhịp sinh học, giúp duy trì giấc ngủ theo đúng lịch trình. Em bé của bạn sẽ bắt đầu phát triển trong khoảng 12 tuần - nhưng con bạn sẽ không có khả năng phát triển thói quen ngủ / thức bình thường trừ khi bạn tập cho bé thói quen đó.
Vì vậy, hãy cố gắng đặt con bạn đi ngủ cùng 1 thời gian nhất định, để con bạn cuối cùng có thể cảm thấy muốn ngủ vào một thời điểm nhất định mỗi đêm.
Tắt máy tính xách tay, máy tính bảng, TV và điện thoại thông minh gần bé 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ.
Tiến sĩ Meltzer cho biết: “Bộ não sẽ mất một chút thời gian để nghỉ ngơi, không giống như thiết bị công nghệ có thể tắt chỉ với một nút chạm”. Nói cách khác, rất khó để một đứa trẻ sơ sinh đi thẳng từ việc chơi với một món đồ chơi thú vị, tươi sáng, ồn ào đến giấc ngủ yên bình.
Tiến sĩ Meltzer cho biết thêm: “Thiết bị công nghệ cũng phát ra rất nhiều ánh sáng. Bất kỳ ánh sáng chói nào — đặc biệt là loại phát ra từ màn hình, được gọi là ánh sáng xanh — có thể kích thích não bé quá mức, khiến bé khó đi vào giấc ngủ.
Melatonin, một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tùng trong não giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức, bắt đầu tăng vào buổi tối, sau khi mặt trời lặn và có xu hướng duy trì ở mức cao suốt đêm. Sau đó bắt đầu giảm dần khi mặt trời mọc đến lúc thức dậy.
Nhưng nếu bạn bật rất nhiều đèn sáng trong nhà cho đến nửa đêm, bao gồm cả ánh sáng từ các thiết bị điện tử, có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất Melatonin. Vì vậy, hãy thử làm mờ đèn chiếu sáng trên đầu trong phòng trẻ hoặc tắt nó đi và thay vào đó sử dụng đèn ngủ. Ánh sáng dịu hơn không chỉ giúp kích hoạt cơ thể bé sản xuất Melatonin mà còn hoạt động như một tín hiệu trực quan, để bé biết rằng đã đến lúc nên đi ngủ
*Theo nghiên cứu từ Johnson & Johnson